Đánh giá bài viết

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư thôn Vạn Lộc, Văn , xã Xuân Canh, huyện Đông Anh. Thượng Địa điểm: xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Bản đồ quy hoạch 1/500 Vạn Lộc, Xuân Canh, Đông Anh

1. Tên đồ án: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư thôn Vạn Lộc, Văn Thượng, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh. Địa điểm: xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

2. Vị trí, ranh giới, quy mô nghiên cứu quy hoạch:

a) Vị trí:

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội, thuộc phân khu N8 đã được UBND Thành phố phê duyệt.

b) Phạm vi, ranh giới:

– Phía Đông Bắc là đường quy hoạch có mặt cắt ngang 30m.

– Phía Đông Nam là đường quy hoạch có mặt cắt ngang 30m.

– Phía Tây Nam giáp đường Trường Sa

– Phía Tây Bắc là đường quy hoạch có mặt cắt ngang 20,5m.

c) Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch:

– Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết: khoảng 509.199 m² (≈ 50,9 ha).

– Quy mô dân số khu vực nghiên cứu khoảng: 7.400 người.

3. Mục tiêu:

– Tuân thủ định hướng và cụ thể hóa đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N8 đã được phê duyệt; Hình thành điểm dân cư đô thị hóa trên nguyên tắc bảo tồn tối đa cấu trúc không gian làng truyền thống.

– Bổ sung các thiết chế văn hóa, các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; bảo tồn các công trình kiến trúc, văn hóa, tôn giáo có giá trị; đề xuất giải pháp khai thác quỹ đất hiện có để phục vụ nhu cầu tái định cư tại khu vực, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội và khai thác có hiệu quả quỹ đất để đấu giá tạo nguồn lực cho địa phương.

– Xây dựng, bổ sung, khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các dự án và tạo lập cảnh quan hài hòa giữa khu vực dự kiến đô thị hóa với khu vực làng truyền thống.

– Xây dựng quy định quản lý theo Quy hoạch chi tiết làm cơ sở pháp lý để các cơ quan chính quyền địa phương quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

4. Tính chất, chức năng chính khu vực lập quy hoạch:

a) Tính chất: Khu vực cải tạo chỉnh trang, nâng cấp bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, kết hợp bảo tồn làng xóm truyền thống, hài hòa với các khu vực phát triển đô thị, nhằm cải thiện điều kiện sống của người dân, đáp ứng nhu cầu cuộc sống văn minh hiện đại.

b) Chức năng: Được định hướng chính bao gồm các công trình: Giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại – dịch vụ, nhóm nhà ở, đường giao thông và hạ tầng.

5. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết:

a) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vực dân cư thôn Vạn Lộc, Văn Thượng, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh được phân bổ quỹ đất theo các nhóm chức năng như sau:

* Đất dân dụng:

– Đất đường giao thông cấp đô thị có diện tích khoảng 19.518m²

– Đất bãi đỗ xe tập trung có diện tích khoảng 15.518m².

– Đất cây xanh thành phố gồm 04 lô đất (ký hiệu CCTP1, CCTP2, ССТРЗ, ССТР4) có tổng diện tích khoảng 32.644m².

– Đất trường PTTH (ký hiệu THPT) gồm 01 lô đất có diện tích 23.586m². – Đất đơn vị ở có tổng diện tích 333.140m² bao gồm:

+ Đất công cộng đơn vị ở bao gồm 11 lô đất (kí hiệu CC1…CC4A, CC4B, CC5, CC6A, CC6B., CC9) có diện tích khoảng: 24.685 m².

+ Đất cây xanh đơn vị ở bao gồm 08 lô (ký hiệu tử CX1 đến CX8) có diện tích khoảng: 21.438m².

+ Đất mặt nước bao gồm 4 ô đất (MNI, MN2, MN3, MN4) có diện tích khoảng: 7.144m².

+ Đất nhà trẻ, mẫu giáo (ký hiệu NT1, NT2) bao gồm 2 lô đất có diện tích khoảng: 8.600m².

+ Đất nhóm nhà ở (bao gồm đất ở liền kề, đất nhóm nhà ở hiện có, đất ở chung cư, đất cây xanh nhóm ở) có diện tích khoảng: 255.755 m². Bao gồm:

++ Đất ở liền kề bao gồm 18 lô đất (ký hiệu LK1……… LK18) có tổng diện tích khoảng 20.924 m².

++ Đất ở chung cư bao gồm 02 lô đất (ký hiệu CHCI, CHC2) có tổng diện tích khoảng 14.871m².

++ Đất nhóm nhà ở hiện có bao gồm 36 lô đất (ký hiệu LX1, LX2,… LX8A, LX8B…, LX23A, LX23B, LX23C……LX34) có tổng diện tích khoảng 135.138 m².

++ Đất cây xanh nhóm ở bao gồm 14 lô đất (ký hiệu CXNO1….CXNO9A, CXNO9B…CXNO12, CXNO13, CX NO14) có tổng diện tích khoảng 7.317m²

+ Đất hạ tầng kỹ thuật bao gồm 3 ô đất (ký hiệu HTKT1, HTKT2, HTKT3) có tổng diện tích khoảng 1.520m².

– Đất di tích tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm 07 lô đất (ký hiệu DT1, DT2, DT3A, DT3B, DT4, DT5, DT6) có tổng diện tích khoảng 8.845 m².

* Đất ngoài dân dụng:

+ Đất an ninh quốc phòng bao gồm 2 lô đất (ký hiệu QS1, QS2) có tổng diện tích khoảng 4.802m

Ghi chú:

– Các chỉ tiêu cụ thể từng lô đất để kiểm soát xây dựng theo quy hoạch xác định cụ thể theo bảng thống kê số liệu quy hoạch sử dụng đất (Phụ lục kèm theo) và bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (QH-04). Các chỉ tiêu về tầng cao, tổng diện tích sàn tại bảng thống kê số liệu quy hoạch sử dụng đất chưa bao gồm diện tích sàn tầng hầm, ban công và tum thang (diện tích sàn tầng hầm, ban công và tum thang sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư và thiết kế công trình).

– Ranh giới, quy mô nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết không phải là ranh giới, quy mô dự án đầu tư xây dựng. Ranh giới, diện tích các dự án sẽ được xác định ở giai đoạn lập dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt; ranh giới, mốc giới, diện tích dự án phải được cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra, xác định trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Đổi với các công trình nhà ở liền kề: tầng 1 có thể sử dụng cho các chức năng thương mại, dịch vụ, các tầng trên để ở. Quy mô dân số xác định cho lô đất nhà ở liền kề là 04 người lô đất và đảm bảo chỗ đỗ xe trong khuôn viên từng lô đất (tối thiểu 01 chỗ đỗ ô tô hộ).

– Quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội được xác định tại ô đất ở chung cư ký hiệu CHC-1 với diện tích khoảng 9.069m², tương đương 25,33% tổng diện tích đất ở mới (đất ở liền kề và đất ở chung cư), đảm bảo tuân thủ theo Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND thành phố Hà Nội quy định về tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. – Đối với đất ở làng xóm (cải tạo chinh trang):

+ Khi cải tạo chỉnh trang các lô đất riêng lẻ cần tuân thủ quy định về mật độ xây dựng, khoảng lùi theo Quy chuẩn. Tiêu chuẩn hiện hành. Mật độ xây dựng trong ô đất xác định tại quy hoạch này là mật độ gộp. Mật độ xây dựng sẽ được xác định theo Quy chuẩn đối với từng ô đất cụ thể. Trong các ô đất ở hiện có có thể xen lẫn các quỹ đất trống,xen kẹt nhỏ lẻ. Quá trình thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng trong giai đoạn sau cần rà soát nguồn gốc từng thừa đất cụ thể làm cơ sở để thực hiện theo quy định pháp luật.

– Chỉnh quyền địa phương tiếp tục rà soát các quỹ ô đất trống, xen kẹt trong khu vực đất ở làng xóm để khai thác sử dụng vào các mục đích chung phục vụ cộng đồng (vườn hoa, sân chơi, nhà sinh hoạt cộng đồng..)

+ Khi lập dự án cải tạo, chỉnh trạng các tuyến đường hiện có cần điều tra, khảo sát, đánh giá kỹ hiện trạng để có giải pháp phù hợp, đồng thời, khi năng cấp, cải tạo các tuyến đường nội bộ cần đảm bảo thoát nước chung của khu vực và đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy. + Các vịnh tránh xe chữa cháy được bố trí dọc các tuyến đường (chỉ đủ 1 làn xe chay củ chay chiều dài > 100m) theo quy định. Vị trì vịnh sẽ tiếp tục được nghiên cứu, có thể điều chỉnh trong quá trình lập dự án cải tạo, chỉnh trang các thuyền đường này trên cơ sở rà soát giờ đất hai bên đường, đồng thời ưu tiên bố trí tại các quỹ đất công, đất trồng, xây dựng công trình nhưng phải đảm bảo kích thước và thông số kỹ thuật của vịnh theo quy định

+ Đối với công trình năm trong phạm a vị mở đường quy hoạch sẽ phản giai đoạn để từng bước đi đời thực hiện theo quy hoạch.

– Đối với đất công trình di tích – tôn giáo: ranh giới các ô đất đã được xác định trên cơ sở khảo sát hiện trạng và hồ sơ quản lý di tích do Phòng Văn hóa

– Thông tin huyện Đông Anh cung cấp. Quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác trên cơ sở Quyết định hoặc ý kiến của cơ quan quản lý theo Luật di sản văn hóa, các quy định hiện hành. nhà mộc có liên quan, tuân thủ

– Bãi đỗ xe có thể xây y dựng nói ì nhiều tầng để tăn tăng điện tích phục vụ nhu cầu đỗ xe nhưng phải phù hợp với Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm ding nghi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt. Khi lập dự án ân và thiết kế xây dựng công trình phải đảm bảo bố trì diện tích đỗ xe của công trình tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.

– Khi lập dự án đầu tư công trình, triển khai thi công xây dựng chủ đầu tư phải tiến hành khảo sát lại cụ thể hiện trạng sử dụng đất, rà soát bom mìn, các công trình ngầm và nói hiện có trong khu vực để phục vụ công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của nhà nước, đồng thời phải đảm bảo việc tiêu thoát nước và giao thông của khu vực hiện

– Đối với nguồn ống dẫn dầu đi ngầm hiện có do quân đội đang quản lý đề xuất thực trên nguyên tắc sau: Theo sơ đồ tuyến ống dẫn dầu đi qua phạm vi nghiên cứu do tổng kho K190 cung cấp (17/4/2011), được xác định trực tiếp tại bản đồ nền tỷ lệ 1/5000 nên độ chính xác còn hạn chế Theo công văn số 90/XD-KH ngày 18/1/2018 của Cục xăng dầu Tổng cục hậu cần

– Bộ quốc phòng, tuyển dầu có đường kính D100m, hiện tại không được sử dựng, chỉ sử dụng dã chiến khi có có chiến tranh hoặc tình huống khẩn cấp. Theo nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/2/2011 về an toàn công trình đầu 4 khí trên đất liền và Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07/03/2019 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định aố 13/2011/NĐ-CP, khoảng cách an toàn các công trình dầu mỏ qua các à đối tượng được bảo vệ là 20m (theo điều tra, đây là ngyền dầu cấp II). Khi có chiến tranh và tình huống khẩn cấp, phải thực hiện đỗ xe ngoài phạm vi khoảng cách an toàn này theo quy định Các quy định trên áp dụng tương tự đối với các c ở đất cây xanh đơn  vị ở có tuyển dầu đi qua. Khi triển khai đầu tư xây dựng các dự án (cây xanh, đỗ xe) trong khu vực khoảng cách an toàn tuyến ống dẫn dầu cần xin ý kiến của cơ quan quản lý tuyển ống dẫn dầu theo quy định.

– Đổi với đất An ninh quốc phòng sẽ được thực hiện theo dự án riêng do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định

b) Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc, cảnh quan và thiết kế đô thị:

• Định hướng chung :

Đối với khu vực đất ở hiện có cải tạo theo hướng giữ cấu trúc và kiến trúc, cảnh quan làng xã, nâng cấp hệ thống giao thông, thoát nước, cây xanh, hạ tầng xã hội, hạn chế bê tông hóa sân vườn, ưu tiên khai thác quỹ đất trống, chưa sử dụng cho các mục đích phục vụ nhu cầu công cộng của cộng đồng. Tổ chức các không gian, kiến trúc đô thị tại khu vực giáp các tuyến đường quy hoạch bao quanh thôn tạo mặt đứng kiến trúc đô thị và trục cảnh quan, xen kẽ các không gian mở, không gian xanh tạo khoảng đặc rồng phù hợp, tạo điểm nhấn cảnh quan. Tạo điểm nhấn kiến trúc ở khu vực trung tâm.

* Các yêu cầu về tổ chức bảo vệ cảnh quan và yêu cầu về thiết kế công trình:

– Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, thể loại công trình được quy định cho từng ở đất trên “Bảng thốt thống kẻ è các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc”, cần được tuân thủ à khí thiết kẻ công trình. Việc điều chỉnh quy mô, chỉ tiêu sử dụng đất phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

– Hình dáng, kích thước của các công trình kiến trúc sẽ được xác định ở giai đoan lập dự án, khi thiết kế ế xây dựng tùy theo chức năng cụ thể của từng công trình cần tuân thủ các chỉ tiêu sử dụng đất 1 đã được khống chế theo quy hoạch, Quy chuẩn xây dựng và Tiêu chuẩn hiện hành.

– Các công trình xây dựng cần tuân thủ mọi quy định về kiến trúc đô thị theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, các tiêu chuẩn thiết kế và các quy định hiện hành khác.

– Các công trình cần đảm bảo khoảng lùi tuân thủ theo chỉ giới xây đựng đã được xác định đồng thời tuân thủ các chỉ tiêu không chế về mật độ xây dựng, số tăng cao. Các công trình nhà ở liền kề xây dựng trên cùng một tuyển cần đảm bảo thống nhất về khoảng lùi, chiều cao xây dựng các tầng và phú hợp với quy định tại bản đồ quy hoạch tổng mặt băng sử dụng đất.

– Hình thức kiến trúc các công trình trong toàn khu cần có sự hài hòa theo phong cách thống nhất, thể hiện được bản sắc riêng. Công trình sử dụng vật liệu ngoại thất hoàn hiện có chất lượng cao, hài hòa về màu sắc, chất liệu, các máng đặc, rồng

– Trên các trục đường tổ chức trồng cây xanh đường phổ tạo bóng mát kết hợp với cây xanh sân vườn đa dạng và sinh động trong khu đô thị, đóng góp cảnh quan đẹp cho khu vực, mỗi công trình cần có sự nghiên cứu tổ chức bồn hoa, cây xanh, sân bãi phù hợp với hệ thống cây xanh công cộng.

– Tại các vị trí theo quy hoạch là các công trình tạo điểm nhấn không gian kiến trúc cảnh quan cho toàn bộ khu vực phải đảm bảo quy mô, tính chất điểm nhân không gian, tạo đặc thù riêng và gắn kết với không gian xung quanh. Tất cả các công trình đầu tư xây dựng trong khu vực phải lập thiết kế và xin phép đầu tư, xây dựng theo quy định của pháp luật.

– Việc đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng các c – công trình phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan. – Các công trình khi thiết kế cụ thể cần lưu ý đảm bảo việc sử dụng cho người tàn tật.

– Khi thi công xây dựng công trình cần đảm bảo khoảng cách các công trình theo quy định, các công trình phụ trợ như nhà để xe, phòng thường trực… có thể xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.

– Đối với công viên cây xanh: trồng cây xanh, làm vườn hoa kết hợp với không gian mặt nước, kiến trúc tiểu cảnh, phục vụ dân cư khu vực… hình thức tổ chức sân vườn đẹp, phong phú, thuận lợi cho sử dụng chung và phù hợp với quy hoạch. Cây trồng sử dụng nhiều chủng loại, đảm bảo tươi xanh cho cả bốn mùa, có thể kết hợp với sân thể thao nhỏ, các đường dạo, với phun nước, ghế đá, hệ thống chiếu sáng… để tăng cường hiệu quả sử đụng, tường rào (nếu có) cần thoáng không che chân tầm nhìn. Bố trí lối ra vào thuận tiện và cần tuân thủ Tiêu chuẩn TCVN 9257:2012 (Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế).

– Đối với nhà ở liền kề: nhà ở liền kề có hình thức đa dạng, nhưng theo phong cách thống nhất theo từng tuyến phố, phát triển loại hình nhà ở có nhiều cây xanh, hình thức kiến trúc hướng tới kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, phù hợp với điều kiện khí hậu, tiết kiệm năng lượng. Hàng rào các công trình có hình thức thoáng, nhẹ, không bịt kín, nên sử dụng các cây leo quanh tường rào tạo thành những hàng rào cây xanh phù hợp với cảnh quan chung của cả khu vực.

– Đối với khu vực làng xóm: cải tạo chính trang, khi thiết kế cụ thể cần tuân thủ các điều kiện khống chế của đồ án, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các Quy định hiện hành. Các công trình

– Đối với công trình di tích: báo tồn công trình di tích hiện có, tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình, hạng mục kiến trúc bị hư hại. Với các công trình xây dựng mới cản ong xây dựng hình thái kiến trúc phù hợp, hài hòa với kiến trúc, cảnh quan chung của khu vực và được cơ quan quản lý chấp thuận.

* Thiết kế đô thị: Nguyên tắc thiết kế đô thị:

– Tuân thủ định hướng phát triển không gian quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phân khu đô thị N8 tỷ lệ 1/5.000. Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc năm các khu làng xóm, các công trình, có tính kể thửa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên trong khu vực. Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế được xác lập trong các quy hoạch tổng mặt bằng đã được duyệt.

– Tuân thủ các yêu cầu, quy định được xác lập theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

– Tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố đối với các công trình có liên quan.

c) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

* Quy hoạch giao thông Đường cấp đô thị:

– Đường liên khu vực: Tuyến đường quy hoạch B-40m, trong đó phần đường xe chạy gồm 6 làn xe rộng 22,5m, dải phân cách giữa rộng 3m, hè mỗi bên rộng 7,25m. Đường cấp khu vực:

– Đường chính khu vực: Tuyến đường quy hoạch B-30m, trong đó phần đường xẻ chạy gồm 4 làn xe rộng 15m, hè mỗi bên rộng 7,5m.

Đường khu vực: Các tuyến đường quy hoạch B-17-20,5m, trong đó phần đường xe chạy rộng 10,5m, hè mỗi bên rộng 3,25-5m. Đường cấp nội bộ: Đường phân khu vực: Các tuyến đường quy hoạch B-13-17m, trong đó phần đường xe chạy rộng 7-10,5m, hè mỗi bên rộng 3-4,5m.

– Đường nhóm nhà ở, vào nhà: + Tại khu vực làng xóm hiện có, dự kiến cải tạo, mở rộng các tuyến ngô dân sinh hiện có 27.5.

– Tại khu vực xây dựng mới, các tuyến đường nhóm nhà ở, vào nhà B-10-14m bao. gồm phần đường xe chạy rộng 6m với 02 làn xe, hè mỗi bên rộng từ 2-4m.

+ Các tuyến ngõ xóm khác có bề rộng 4m: Trong các giai đoạn tiếp sau, khuyến khích cải tạo mở rộng đều sang hai bên thành đường có bề rộng tối thiểu 4m để xe ô tô có thể tiếp cận tới chân công trình. Trước mắt, tổ chức thành đường đi bộ. Nút giao thông: Bố trí cầu vượt trực thông dọc tuyến đường liên khu vực B-40m vượt Đường 5 kéo dài. Các nút giao thông còn lại được tổ chức giao bằng (cùng cốt) trên cơ sở đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và các yếu tố cảnh quan chung của khu vực. Bãi đỗ xe tập trung: Bố trí các bãi đỗ xe tập trung phục vụ nhu cầu đỗ xe của khu đất. Chỉ giới đường đỏ:

– Chỉ giới đường đỏ được xác định trên cơ sở tím đường quy hoạch, mặt cắt ngang đường và các kích thước khống chế, kết hợp với nội suy trên bản vẽ

– Chỉ giới xây dựng: tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng và phù hợp với bản vẽ quy hoạch sử dụng đất.

– Đối với các đường nhóm nhà ở, lối vào nhà được xác định kết hợp với định vị công trình theo bản về quy hoạch tổ chức không gian – kiến trúc cảnh quan.

* Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt:

– Đối với khu vực cải tạo:

+Sử dụng hệ thống thoát chung (nước mặt và nước thải).

+ Cao độ nền: Bám sát cao độ nền và cao độ đường hiện trạng (đã đảm bảo yêu cầu thoát nước), chỉ san gạt cục bộ để phù hợp cao độ các ô đất ở xung quanh.

– Đối với khu đất xây dựng mới:

– Sử dụng hệ thống thoát nước riêng giữa nước mặt và nước thải.

+ Cao độ đường và cao độ nền: Cao độ đường tại vị trí đặt công được xác định trên cơ sở cao độ mực nước lớn nhất và tính toán thủy lực hệ thống cống thoát nước trên các tuyến đường, đảm bảo độ sâu chôn cống, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật. Cao độ nền các ô đất được xác định từ cao độ đường và các thông số kỹ thuật mặt cắt ngang tuyến đường: độ dốc nền thiết kế i20,004, phù hợp với phân lưu thoát nước và quy hoạch sử dụng đất.

– Cao độ san nền khu đất xây dựng mới: H 10,1m; H 8,35m.

* Quy hoạch cấp nước:

– Nguồn cấp: Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, Quy hoạch phân khu đô thị N8 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, khu đất lập quy hoạch được lấy nguồn từ các nhà máy nước hiện có (NMN mặt sông Đuống và NMN mặt Bắc Thăng Long) thông qua tuyến ống cấp nước truyền dẫn và phân phối.

– Mạng lưới đường ống cấp nước:

– Đường ống cấp nước truyền dẫn, phân phối chính: Cập nhật mạng lưới cấp nước đã xác định trong quy hoạch phân khu Đô thị N8 và các dự án đã và đang triển khai trong khu vực. Thiết kế bổ sung các tuyến ống phân phối có đường kính 0100 dọc các tuyến đường trong khu vực, đấu nối với các tuyến ống cấp nước đã xác định trong quy hoạch phân khu Đô thị N8 để đảm bảo an toàn cấp nước, phòng cháy chữa cháy cho khu vực nghiên cứu.

+ Đường ống cấp nước dịch vụ: Mạng ống dịch vụ được thiết kế dạng cụt, bố trí đọc theo các tuyến đường trong quy hoạch, đầu nối trực tiếp với các tuyến ống phân phối, cáp trực tiếp cho khu dân cư làng xóm hiện có và khu đất ở liền kề. Kích thước ống dịch vụ được xác định trên cơ sở đương lượng giả định trong các hộ gia đình. Trong giai đoạn nghiên cứu tiếp sau, cần khảo sát mạng ông địch vụ hiện có của khu vực làng xóm để có giải pháp đấu nối với mạng dự kiến, đảm bảo tận dụng tối đa mạng ống cấp nước hiện có của khu vực. Đối với các công trình 24 tầng), để đảm bảo áp lực nước theo yêu cầu tại mỗi công trình bố trí bể chứa và máy bơm tăng áp cục bộ (vị trí cụ thể sẽ được xác định khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng).

– Cấp nước chữa cháy: Dọc theo các tuyến đường có đường ống cấp nước đường kinh từ $100mm trở lên dự kiến đặt một số họng cứu hoà, khoảng cách giữa các họng cứu hoà theo quy định, quy phạm hiện hành. Các họng cứu hoà này sẽ có thiết kế riêng và i có sự phối hợp thống nhất với cơ quan phòng cháy chữa cháy c của khu vực. Đối với phải các công trình cao tầng cần có hệ thống chữa cháy riêng cho từng công trình.

* Thoát nước thải và vệ sinh môi trường.

– Hệ thống thoát nước: Sử dụng hệ thống thoát nước hỗn hợp đảm bảo thoát nước triệt theo nguyên tắc tự cháy cho tỉmg ô đất, phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch cao độ nền

– thoát nước mặt, cụ thể:

+ Đối với khu vực làng xóm: sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng. Tận dụng hệ thống thoát nước chung hiện có đã được xây dựng. Thông qua giên giếng tách, nước thải được thu gom vào tuyến cổng có đường kính D300mm-D400mm dự kiến xây dựng trên đường quy hoạch. Cụ thể, việc thu gom, đầu nối thoát nước thải từ các hộ dân vào hệ thống thoát nước chung sẽ được thực c hiện ở giai đoạn nghiên cứu lập dự án.

+ Đối với khu vực xây dựng mới: sử dụng hệ thống thoát nước riêng giữa nước thải và nước mưa. Nước thái từ các công trình được thu gom vào các tuyến công có đường kính D300mm dự kiến xây dựng trên các tuyến đường quy hoạch.

– Xử lý nước thải: Nước thải từ các công trình được thu gom và xử lý theo hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Khi chưa xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng của thành phố (hệ thống cống thoát nước, trạm bơm) nước thải phải được thu gom, dần về trạm xử lý nước thải cục bộ đặt ở phía Bắc khu vực nghiên cứu. Nước thải phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành trước khi thoát vào sông Hoàng Giang:

+ Giai đoạn 2: Sau khi hệ thống thoát nước thái riêng của thành phố được xây dựng, trạm xử lý nước thải cục bộ sẽ được chuyển đổi thành trạm bơm chuyến bậc, đầu nối vào hệ thống thoát nước thải của thành phố, dẫn về trạm xử lý nước thải Cổ Loa.

– Vệ sinh môi trường:

+ Trên các trục phố chính, các khu thương mại, khu công viên, các bãi đỗ xe và các nơi công cộng khác phải bố trí nhà vệ sinh công cộng.

+ Nước thải của các nhà vệ sinh công cộng được thu gom theo hệ thống thoát nước thái riêng và chất thải phải được xử lý tại chỗ đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định về quản lý chất thải rắn.

+ Dự kiến bố trí các nhà vệ sinh công cộng trong các khu đất có ký hiệu cây xanh đô thị. Quy mô cụ thể sẽ được xây dựng trong các giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng. Đối với công trình công cộng, nhà vệ sinh công cộng được bố trí tại công trình. Quy mô nhà vệ sinh công cộng được xác định tùy thuộc tỉnh chất công trình và phương án thiết kế kiến trúc.

+ Nghĩa trang: Các mộ di chuyển, nhu cầu an táng mới của khu vực sẽ được đưa về nghĩa trang tập trung của thành phố và của huyện Đông Anh (dự kiến tại xã Vân Hà).

• Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị:

– Nguồn cấp: Theo Quy hoạch phân khu đô thị N8 tỷ lệ 1/5.000 đã được phê duyệt. khu đất lập quy hoạch được cấp điện trung thể 22kV từ Trạm biến áp 110kV Xuân Canh dự kiến cách vị trí khu đất khoảng 0,3km về phía Tây Nam. Trước mắt, khi Trạm biến áp 110kV Xuân Canh chưa được xây dựng theo quy hoạch, phải được sự thống nhất của Công ty Điện lực Đông Anh để tiếp tục đấu nối nguồn cho khu đất từ các Trạm biến áp 110kV E1.1 Đông Anh và Trạm biến áp Mai Lâm hiện có.

– Mạng trung thê 22kV:1 Dây cáp 22kV dùng dây dây cáp ngầm khô ruột đồng cách điện XLPE. Tiết diện cáp được xác định trong giai đoạn dự án trên cơ sở xác định phụ tải trên toàn bộ lộ xuất cáp từ trạm biến áp 110/22kV. Các tuyến cáp ngầm 22kV được bố trí đi ngắm theo bó cáp hoặc hào kỹ thuật.

– Trạm biến 1 áp 22/0,4kV: Xây dựng mới các trạm biến áp hạ thế 22/0,4kV cùng với việc cải tạo, nâng công suất các trạm biến áp hiện có phục vụ cấp điện cho các phụ tải hiện có và phụ tải mới trong khu đất lập quy hoạch.

– Mạng hạ thế:

– Từ trạm biến áp hạ thế 22/0,4kV xuất các tuyến cáp hạ thế 0,4kV đến các từ điện thế (tủ công tơ) và các từ điện động lực (đặt trong công trình công cộng, cơ quan, trường học…)

+ Các tuyến cáp hạ thể 0,4kV được thiết kế đi chung trong hào kỹ thuật (nếu có) hoặc chôn trong cống bể, hào cáp riêng.

+ Đối với các phụ tải nằm sâu trong ngõ xóm, không đủ không gian để bố trí các tù hạ thể đặt trên bệ bê tông, đề xuất kế thừa các cột điện treo tủ công tơ hiện trạng (có cái tạo di chuyển để không cán trở giao thông, nếu cần). Các cột này kết hợp treo tủ công tơ, đèn chiếu sáng, tù chia cáp viễn thông… Cáp điện hạ thể 0,4kV vẫn phải bố trí i đi ngắm đến chân cột rồi mới luồn ống lên tủ công từ.

– Mạng dây hạ thế chiều sáng đèn đường:

– Nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng đường giao thông được lấy từ các trạm áp hạ thế 22/0,4kV xây mới trong khu đất lập quy hoạch.

– Hệ thống chiếu sáng các tuyến Quốc lộ 3 hiện nay về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về chiếu sáng nên đề xuất cải tạo phù hợp với đường giao thông.

+ Cáp chiếu sáng đường giao thông được bố trí đi ngầm trên hè, cách bỏ via 0,5m- 0,7m hoặc bố trí chôn ngầm dọc theo ngõ xóm kết hợp với các loại cáp khác (cáp 0,4kV sinh hoạt, cáp viễn thông…). Các tuyến đường không quá 02 làn xe nên bố trí chiếu sáng một bên. Chiều cao đèn lựa chọn phù hợp với bề rộng lòng đường.

+ Đối với các tuyến ngô xóm không có hè, không có không gian bố trí cột đèn chiếu sáng, đèn chiếu sáng sẽ được bố trí trên cột treo tủ điện công tơ. Cáp chiếu sáng đi ngắm dưới lòng đường từ tủ điều khiến đến, n, luồn ở ông ôm cột lên đèn.

+ Hệ thống chiếu sáng công cộng, đường dạo, sân vườn được thiết kế khi lập dự án riêng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Thông tin liên lạc:

– Nguồn cấp: Theo Quy hoạch phân khu N8, tỷ lệ 1/5.000 đã được phê duyệt, khu vực nghiên cứu được cấp tín hiệu từ 02 trạm: Khu vực phía Tây Bắc tuyến đường quy hoạch B 40m cất qua khu đất: Từ Trạm VT 8.3 dự kiến xây dựng ở phía Tây Bắc. Khu vực phía Đông Nam tuyến đường quy hoạch B 40m cất qua khu đất: Từ Trạm VT 8.4 dự kiến xây dựng ở phía Đông Nam.

– Mạng truyền dẫn: Trong khu đất lập quy hoạch bố trí các tủ cáp thuê bao. Tủ cấp thuê bao được đặt cùng vị trí với trạm biến áp trung thế cấp điện, đo đó các tuyến cáp thông tin được bố trí cũng bỏ cáp hoặc hào cáp kỹ thuật.

– Mạng hữu tuyến khác: Hệ thống mạng lưới các tuyến hữu tuyến khác (cáp truyền hình, internet …) sẽ được thực hiện riêng theo các quy hoạch chuyên ngành, không thể hiện tại đồ án này.

– Mạng vô tuyến: Bao gồm các trạm phát sóng BTS, dự kiến bố trí trong các ô đất cây xanh, đất công cộng. Quy mô, công suất các trạm này sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn thiết kế tiếp theo.

* Đánh giá môi trường chiến lược:

– Xác định các vấn đề về môi trường: nguồn gây ô nhiễm và khoảng cách ly, phạm vì an toàn vệ sinh. Mức độ tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng (giai đoạn thi công xây dựng) và vận hành sử dụng.

– Khi triển khai lập dự án đầu tư, Chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định 18/2015/NĐ- CP của Chính phủ ngày 14/2/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, ở đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bào vệ môi trường. Các phương án bảo vệ môi trường đối với Dự án sẽ được chỉ tiết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

error: Content is protected !!