Số 12501/QĐ-UBND
Điều 1. Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư các thôn Hà Hương, Hà Lỗ, Thù Lỗ, Hà Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh với những nội dung chính như sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư các thôn Hà Hương, Hà Lỗ, Thủ Lỗ, Hà Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh.
Địa điểm: thuộc ranh giới hành chính xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
2. Vị trí, ranh giới, quy mô nghiên cứu quy hoạch:
a) Vị trí:
Khu vực nghiên cứu nằm trong địa giới hành chính xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
b) Phạm vi, ranh giới:
– Phía Bắc giáp khu vực đất nông nghiệp và kênh tưới Bắc Trịnh Xá.
– Phía Nam và Đông giáp khu vực đất nông nghiệp.
– Phía Tây giáp thôn Lỗ Khê.
c) Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch:
– Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết: khoảng 973.227 m2 (≈ 97,32 ha).
– Quy mô dân số khu vực nghiên cứu khoảng: 10.540 người.
3. Mục tiêu:
– Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Liên Hà, tỷ lệ 1/5000 (phần diện tích đất không thuộc khu vực đô thị).
– Trước mắt, cụ thể hóa quy hoạch xây dựng nông thôn nhằm hình thành khu vực đáp ứng các quy định về nông thôn mới, các yêu cầu về bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống của địa phương; có tính đến nhu cầu phát triển về lâu dài theo hướng đô thị hóa.
– Đề xuất giải pháp khai thác có hiệu quả quỹ đất hiện có để bổ sung các thiết chế văn hóa, các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; bảo tồn các công trình kiến trúc, văn hóa, tôn giáo có giá trị (nếu có); khai thác quỹ đất để đấu giá phục vụ mục đích giãn dân tái định cư tại chỗ để phù hợp với quá trình đô thị hóa khu vực và tạo nguồn lực cho địa phương.
– Quy hoạch, bổ sung, khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các dự án và tạo lập cảnh quan hài hòa giữa khu vực làng truyền thống với khu vực lân cận.
– Xây dựng quy định quản lý theo Quy hoạch chi tiết làm cơ sở pháp lý để các cơ quan chính quyền địa phương quản lý đầu tư xây dựng theo Quy hoạch được duyệt.
4. Tính chất, chức năng chính khu vực lập quy hoạch:
– Tính chất:
+ Khu vực cải tạo chỉnh trang, nâng cấp bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, kết hợp bảo tồn làng xóm truyền thống, hài hòa với các khu vực phát triển đô thị, nhằm cải thiện điều kiện sống của người dân, đáp ứng nhu cầu cuộc sống văn minh hiện đại.
– Chức năng:
+ Nhu cầu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chính trong khu vực nghiên cứu quy hoạch được định hướng bao gồm các công trình: công trình giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao và nhà ở; quy hoạch hạ tầng.
5. Nội dung quy hoạch chi tiết:
Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch được giới hạn bởi các mốc từ 1 đến 41 về mốc 1, có tổng diện tích khoảng 973.227m². Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và các nguyên tắc thiết kế, khu đất được chia thành các ô chức năng quy hoạch và đường giao thông, các chỉ tiêu tính toán quy hoạch kiến trúc được xác định đến từng ô đất chức năng quy hoạch:
– Đất đường giao thông: có tổng diện tích khoảng 272.603m² chiếm 28,01% diện tích đất nghiên cứu. Bao gồm cấp đường khu vực, đường nhóm nhà ở.
– Đất bãi đỗ xe: có tổng diện tích khoảng 16.786m² chiếm 1,72% diện tích đất nghiên cứu, gồm 05 ô đất có ký hiệu từ P-1 đến P-5.
– Đất cơ quan, trụ sở: có diện tích khoảng 10.676m² chiếm 0,33% diện tích đất nghiên cứu, gồm 02 ô đất có ký hiệu từ CQ-1, CQ-2 với các chức năng là: UBND xã, đồn công an xã.
– Đất y tế: có diện tích khoảng 3.258m² chiếm 0,33% diện tích đất nghiên cứu, gồm 01 ô đất có ký hiệu YT.
– Đất thương mại, dịch vụ cấp xã: có tổng diện tích khoảng 42.885m² chiếm 4,41% diện tích đất nghiên cứu, gồm 04 ô đất có ký hiệu TMDV-1 đến TMDV-4.
– Đất văn hóa: có tổng diện tích khoảng 8.303m² chiếm 0,85% diện tích đất nghiên cứu, gồm 04 ô đất có ký hiệu NVH-1 đến NVH-4.
Đất công cộng cấp thôn: có diện tích khoảng 4.367m² chiếm 0,45% diện tích đất nghiên cứu, gồm 02 ô đất có ký hiệu từ CC-1, CC-2 với chức năng phục vụ nhu cầu thường xuyên của địa phương (các chức năng này sẽ được xác định cụ thể khi lập dự án đầu tư).
– Đất thể dục thể thao: có tổng diện tích khoảng 29.561m² chiếm 3,04% diện tích đất nghiên cứu, gồm 02 ô đất ký hiệu từ TDTT-1, TDTT-2.
– Mặt nước: là các ao hồ, hiện có của các thôn được kè, cải tạo chỉnh trang, có tổng diện tích khoảng 16.306m² chiếm 1,68% diện tích đất nghiên cứu, gồm 07 ô đất ký hiệu từ MN-1 đến MN-7.
– Đất cây xanh: có tổng diện tích khoảng 104.840m² chiếm 10,77% diện tích đất nghiên cứu, gồm 46 ô đất ký hiệu từ CX-1 đến CX-46 với các chức năng là công viên cây xanh, quảng trường (phục vụ khi có lễ hội của địa phương), vườn hoa và các sân vườn, đường dạo tại các ô đất ở liền kề.
– Đất giáo dục: có tổng diện tích 75.499m² chiếm 7,76% diện tích đất nghiên
cứu. Trong đó:
+ Đất trường liên cấp (ký hiệu TLC): có tổng diện tích 37.418m².
+ Đất trường trung học phổ thông (ký hiệu THPT): có tổng diện tích 5.768m²
+ Đất trường trung học cơ sở (ký hiệu THCS): có tổng diện tích 8.335m².
+ Đất trường tiểu học Liên Hà (ký hiệu TH): có tổng diện tích 10.723m².
+ Đất trường mầm non, mẫu giáo (ký hiệu MG): có tổng diện tích 13.255m² – gồm 03 ô đất ký hiệu từ MG-1 đến MG-3. Trong đó, ô đất MG-1 là trường mầm non thuộc Dự án đấu giá QSD xã Liên Hà, ô đất MG-2 là trường mầm non Liên Hà hiện có.
– Đất ở làng xóm có diện tích khoảng 307.666m² chiếm khoảng 31,61%, gồm 68 ô đất có ký hiệu: LX-1; LX-2, …; LX-66; LX-67; LX-68.
– Đất ở liền kề có diện tích khoảng 52.874m² chiếm khoảng 5,43%, gồm 75 ô đất có ký hiệu: LK-1; LK-2; …; LK-73; LK-74; LK-75.
– Đất di tích, tôn giáo: có diện tích khoảng 22.728m² chiếm khoảng 2,34% diện tích nghiên cứu, gồm 04 ô đất có ký hiệu từ DT-1 đến DT-4 (bao gồm: chùa Phổ Lại; đến Giỗ; đình 04 thôn; nhà tưởng niệm Nguyễn Văn Cừ,… và các công trình di tích này sẽ được thực hiện dự án riêng)
– Đất hạ tầng kỹ thuật (là 01 ô đất có ký hiệu HTSX): có diện tích khoảng 190m² chiếm 0,02% diện tích đất nghiên cứu.
– Đất nghĩa trang liệt sỹ (là 01 ô đất có ký hiệu NT): là nghĩa trang liệt sỹ xã Liên Hà, có diện tích khoảng 4.685m² chiếm 0,48% diện tích đất nghiên cứu.
Ghi chú:
– Các lô đất quy hoạch được định vị trên cơ sở ranh giới khu đất nghiên cứu, chỉ giới đường đỏ và các đường quy hoạch. Chi tiết cụ thể để kiểm soát xây dựng theo quy hoạch xem bảng thống kê số liệu sử dụng đất.
– Tìm đường quy hoạch được xác định theo toạ độ các điểm giao nhau của chúng, chỉ giới đường đó và các tim đường quy hoạch xem chỉ tiết trên bản vẽ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyển hạ tầng kỹ thuật.
-Các kích thước ghi trên bản vẽ được tính bằng đơn vị mét (m) để xác định chỉ giới xây dựng công trình và các điều kiện khống chế theo quy hoạch.
– Tổng diện tích sàn tại bảng thống kê số liệu quy hoạch sử dụng đất chưa bao gồm diện tích sàn ban công, tum thang, sàn tầng hầm bố trí đỗ xe và các chức năng kỹ thuật, (diện tích sàn tầng hầm, ban công và tum thang sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư và thiết kế công trình).
– Khi thiết kế công trình cụ thể phải đảm bảo khoảng lùi tối thiểu đã khống chế trên bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (qh-04) và khoảng cách các công trình theo quy định.
– Khi lập dự án đầu tư, triển khai thi công xây dựng chủ đầu tư cần phải tiến hành khảo sát lại cụ thể hiện trạng sử dụng đất, rà soát bom mìn, các công trình ngầm và nổi hiện có trong khu vực để đảm bảo ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước và giao thông chung cho khu vực.
– Phần đất từ chỉ giới đường đỏ đến chỉ giới xây dựng là khoảng lùi quy định, diện tích nằm trong phạm vi này, tùy theo yêu cầu sử dụng của dự án được duyệt có thể làm đường nội bộ, sân vườn hoặc bãi đỗ xe cho mỗi công trình, khuyến khích trồng nhiều cây xanh, thảm cỏ trên diện tích này, tạo điều kiện cải thiện vi khí hậu, hạn chế “bê tông hỏa” tránh hiện tượng tăng nhiệt độ do hiệu ứng đô thị.
– Đối với các công trình công cộng, trường học … Khi cải tạo chỉnh trang hoặc xây dựng mới cần phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định hiện hành về tảng cao, mật độ xây dựng, khoảng lùi công trình, phòng cháy chữa cháy… phương án tổ chức công năng, kiến trúc công trình sẽ được cấp thẩm quyền xem xét, chấp thuận trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng.
– Trong phạm vị đồ ản có các dự ản đã và đang thực hiện (các dự án do Phòng Quản lý đô thị huyện Đông Anh cung cấp) đã được nghiên cứu đánh giá cập nhật và điều chỉnh tại đồ án theo ý kiến của địa phương. Trong quá trình thẩm định phòng giải cần tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn rà soát với ubnd xã hải bối để đảm bảo tỉnh chính xác của ranh giới và pháp lý dự án trước khi phê duyệt đồ án.
Đối với khu vực đất ở làng xóm (gồm đường nội bộ, lỗi vào nhà, sân vườn, …) hiện có:
+ Khi cải tạo chỉnh trang các ô đất riêng lẻ cần tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc về mặt độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao, khoảng lùi tối thiểu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Một độ xây dựng trong ô đất xác định tại quy hoạch này là mật độ gộp, mật độ xây dựng thuẩn sẽ được xác định theo quy chuẩn đối với từng ô đất cụ thể. Trong các ô đất ở làng xóm có thể xen lẫn các quỹ đất trống, xen kẹt nhỏ lẻ. Quá trình thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng trong giai đoạn sau cần rà soát nguồn gốc từng thửa đất cụ thể làm cơ sở để thực hiện theo quy định pháp luật.
+ Khi thực hiện đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường giao thông trong khu vực làng xóm, có thể thực hiện phân giai đoạn tùy theo tình hình thực tế để từng bước di dời các công trình hiện có nằm trong phạm vi mở đường quy hoạch, vị trí, quy mô quỹ đất tái định cư sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án do cấp thẩm quyền phê duyệt.
+ Tiếp tục rà soát các quỹ đất trống, xen kẹt trong khu vực làng xóm để khai thác sử dụng vào các mục đích chung, phục vụ cộng đồng (vườn hoa, sân chơi, nhà sinh hoạt cộng đồng….
+ Khi lập dự án cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường hiện trạng cần điều tra, khảo sát, đánh giá kỹ về hiện trạng và xin ý kiến người dân để có giải pháp phù hợp. Các hướng tuyển giao thông nội bộ khi nâng cấp, cải tạo cần đảm bảo thoát nước chung của khu vực, đáp ứng yêu cầu pccc, mặt cắt ngang tối thiểu là 4m
+ Các vịnh tránh xe chữa cháy được bố trí dọc các tuyến đường (chỉ đủ 01 làn xe chạy có chiều dài >100m) theo quy định. Vị trí vịnh sẽ tiếp tục được nghiên cứu, có thể điều chỉnh trong quá trình lập dự án cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường này trên cơ sở rà soát quỹ đất hai bên đường, đồng thời ưu tiên bố trí tại các quỹ đất công, đất trống chưa xây dựng công trình… Nhưng phải đảm bảo kích thước và thông số kỹ thuật của vịnh theo quy định.
– Đổi với công trình nhà ở hiện có nằm trong phạm vi mở đường quy hoạch sẽ phân giai đoạn để từng bước di dời thực hiện theo quy hoạch, vị trí, quy mô quỹ đất tái định cư sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án do cấp thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với đất ở liền kề: mật độ xây dựng của ô đất ở liền kề là mật độ trung bình của toàn ô đất, mật độ xây dựng từng lô đất đàm bảo tuân thủ theo quy chuẩn và các tiêu chuẩn hiện hành. Trong khu vực đất ở hiện có và nhà ở thấp tầng khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng tầng hầm cần báo cáo xin phép các cấp thẩm quyền đảm bảo phù hợp quy định tại đồ án quy hoạch chung không gian xây dựng ngắm đô thị trung tâm – thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 15/3/2022.
– Đối với quỹ nhà ở xã hội được xác định trong phần đất nhóm ở mới với quy mô đảm bảo tuân thủ theo Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ; Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND Thành phố Hà Nội và quy định hiện hành về nhà ở xã hỏi,
-Vị trí, ranh giới quỹ đất nhà ở xã hội định cụ thể trong dự ự án đầu tư xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt. sĩ sẽ được xác – Đối với đất công trình di tích quy mô diện tích và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác trên cơ sở quyết định hoặc ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, tuân thủ theo luật di sản văn hóa, các quy định liên quan và được cấp thẩm quyền
phê duyệt.
– Với các khu đất đỗ xe, đề xuất có thể nghiên cứu xây dựng bãi đỗ xe nhiều tầng để tăng khả năng phục vụ nhu cầu cho khu vực, phù hợp Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số 1218/QD-UBND ngày 08/4/2022. Phương án xây dựng các bãi xe nhiều tầng sẽ được xác định cụ thể tại dự án riêng, các chỉ tiêu về tầng cao, mật độ phù hợp với các quy định hiện hành được các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Bố trí kết hợp các công trình: trạm sạc điện, trạm xăng dầu, điểm tập kết chất thải rắn…..
– Khi lập dự án đầu tư công trình: việc triển khai phương án kiến trúc cần nghiên cứu thiết kế đảm bảo tỷ lệ cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình tối thiểu 20% đối với nhà chung cư, 30% đối với các công trình giáo dục, y tế, văn hóa. Đồng thời phải tiến hành khảo sát lại cụ thể hiện trạng sử dụng đất, rà soát bom mìn, các công trình ngầm và nổi hiện có trong khu vực để phục vụ công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đảm bảo ổn định tiêu thoát nước và giao thông của khu vực.
b) Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc, cảnh quan và thiết kế đô thị. – Hình thức kiến trúc công trình chỉ mang tính chất minh họa, phương án kiến trúc công trình sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt, không vượt quá chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc được duyệt.
– Khu vực nghiên cứu với chức năng chủ yếu là đất ở hiện có của dân cư thôn các thôn Hà Hương, Hà Lỗ, Thù Lỗ, Hà Phong với những đặc trưng kiến trúc riêng, theo quá trình đô thị hóa kiến trúc công trình nhà ở tự phát từ các làng xóm cũ mang hình ảnh thiếu đồng bộ, lộn xộn về độ cao các tầng, cốt nền, mái đua, … sẽ được quy hoạch cải tạo, chỉnh trang cải tạo theo hướng giữ nguyên cấu trúc làng xã, nâng cấp hệ thống giao thông (với nguyên tắc trên nên các tuyến đường hiện có, đảm bảo mặt cắt ngang để phòng chống cháy nổ theo quy định), cấp nước, thoát nước, cây xanh, hệ thống hạ tầng xã hội, duy trì mật độ xây dựng hiện có, hạn chế bê tông hóa sân vườn ưu tiên khai thác quỹ đất trống, chưa sử dụng cho các mục đích phục vụ nhu cầu công cộng của cộng đồng (nếu có).
– Bổ sung các không gian xanh liên kết với các công trình di tích và các ao, hồ hiện trạng thành hệ thống tạo điểm nhấn cảnh quan cho khu vực.
– Phần diện tích còn lại của các hộ dân sau khi mở đường quy hoạch được phép cải tạo, xây dựng lại được phân thành 3 loại:
+ Loại 1: Thửa đất có diện tích từ ≥ 40m2, kích thước mặt tiền từ ≥ 3m, loại này được phép cải tạo, xây dựng theo hướng có sự tương đồng với các công trình lân cận về chiều cao và hình thức kiến trúc, các công trình tiếp giáp với các tuyến đường quy hoạch (mặt cắt ngang ≥ 13m) được phép xây dựng mới đến 5 tầng.
+ Loại 2: Có hình dạng hình học phức tạp, diện tích thửa đất từ 15m2 đến dưới 40m2, có dạng hình học không hợp lý (tam giác, tứ giác…); Loại này khuyến khích hợp thửa hoặc hợp khối công trình, cải tạo chỉnh trang hoặc xây dựng lại theo hướng có sự tương đồng với các công trình lân cận về chiều cao và hình thức kiến trúc.
+ Loại 3: Các hộ dân nằm hoàn trong phạm vi mở đường quy hoạch được sẽ thực hiện theo phương án bồi thường được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
c) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
* Quy hoạch giao thông:
– Tuân thủ định hướng về giao thông của Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội; Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 – Làng sinh thái – đô thị – du lịch xã Liên Hà, huyện Đông Anh. Đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt; Quy hoạch chung xây dựng xã Liên Hà, tỷ lệ 1/5000 (phần diện tích không thuộc khu vực đô thị) đã được UBND huyện Đông Anh phê duyệt tại Quyết định số 11000/QĐ-UBND ngày 23/11/2023.
– Cập nhật -chỉ giới đường đó và các dự án đã được phê duyệt.
– Đối với các tuyến đường chưa được xác định trong QH đã án đề xuất theo nguyên tắc: được duyệt, đồ
+ Mạng lưới đường đảm bảo khoảng cách theo tiêu chuẩn hiện hành.
+ Các tuyến đường mở theo đường hiện trạng để giảm khối lượng giải phóng mặt bằng.
+ Mở các đường trong khu vực làng xóm hiện có đảm bảo phòng cháy, chữa cháy.
– Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan.
– Tuân thủ theo các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, quy định hiện hành.
* Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:
– Hệ thống thoát nước:
+ Đối với khu vực cải tạo: Sử dụng hệ thống thoát nước là thoát chung (cống tròn, rãnh nắp đan…) thu gom nước mặt và nước thải. Kế thừa tối đa các tuyến thoát nước hiện trạng, tiến hành cải tạo, khơi thông nạo vét đảm bảo năng lực thoát nước tối đa của cống rãnh.
+ Đối với khu đất xây dựng mới: Sử dụng hệ thống thoát nước mặt (cống tròn,
cống bản, rãnh…) riêng giữa nước mặt và nước thải.
+ Phân chia khu đất thành 02 lưu vực thoát nước chính:
++ Lưu vực 01: Khu vực phía Bắc đường Liên Hà có Diện tích khoảng 41,3ha, hưởng thoát nước về tuyến kênh Nam Hà thoát về trạm bơm 19/5 đổ ra sông Cà Lồ.
++ Lưu vực 02: Khu vực phía Nam đường Liên Hà Diện tích khoảng 51,3ha, hướng thoát nước theo hưởng hiện trạng về phía Nam, một phần nhỏ về phía Đông sau đó thoát vào tuyến kênh thủy lợi M5 rồi ra kênh Nam Hà (Mạnh Tân – Thạc Qủa) về trạm bơm Thạc Quả, Hmn=4,4m đổ ra sông Ngũ Huyện Khê.
Cao độ nền:
+ Hướng dốc nền khu đất có hướng chủ yếu từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam phù hợp với hướng thoát nước của khu vực, cụ thể:
– Đối với khu vực cải tạo:
++ Khu vực có cao độ nền đảm bảo yêu cầu thoát nước: đề nghị bám sát cao độ nền và cao độ đường hiện trạng.
++ Đối với các khu vực cao độ nền thấp đề nghị san nền cục bộ.
+ Đối với khu vực xây mới:
++Cao độ tỉm đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn công.
+ Cao độ nền các ô đất được thiết kế theo phương pháp đường đồng mức thiết kế, độ chênh cao giữa 2 đường đồng mức △H=0,05m. Độ dốc nền thiết kế i≥0,004, đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.
+ Cao độ san nền khu đất: Hmax = 7,85m, Hmin 6,40m.
Lưu ý: Quá trình lập dự án cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước trong khu dân cư hiện hữu, có thể nghiên cứu sử dụng thay thế chủng loại cổng, kích thước cổng với khả năng thoát nước tương tự đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế thoát nước và thi công xây dựng của khu vực và các điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định.
-Đồng thời, lựa chọn và hiệu chỉnh cao độ đặt cổng cho phù hợp, tận dụng hệ thống công thoát nước hiện trạng nhưng phải đảm bảo khả năng đầu nối với mạng cống cấp 2 của khu vực.
* Cấp nước:
– Nguồn nước: Được lấy từ nhà máy nước sông Đuống (công suất hiện nay là -1 650.000 m3/ngđ) thông qua đường ống cấp nước thuộc dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Hà Nội.
+ Các tuyến ống cấp nước phân phối chính cập nhật theo dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Hà Nội.
+ Các tuyến ống cấp nước dịch vụ cập nhật và thiết kế phù hợp với quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan, sử dụng đất và giao thông.
– Mạng lưới đường ống:
+ Các tuyến ống phân phối chính: Cập nhật các tuyến ống cấp nước phân phối chính thuộc dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Hà Nội.
– Tuân thủ Quy hoạch chung xây dựng xã Liên Hà, tỷ lệ 1/5000 đã được phê duyệt.
Ghi chú: Trong phạm vi đồ ản chỉ nghiên cứu mạng lưới cấp nước sinh hoạt và chữa cháy ngoài nhà. Các công trình đã hoàn thiện trên mạng lưới sinh hoạt và chữa cháy nội bộ trong ô đất và công trình sẽ được duy trì tiếp tục sử dụng, các công trình khác sẽ được nghiên cứu cụ thể trong giai đoạn sau.
* Quy hoạch cấp điện:
– Nguồn cấp: Theo Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Liên Hà – huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/5.000 đã được phê duyệt, khu đất lập quy hoạch tiếp tục được cấp điện trung thế từ Trạm biến áp 110/22kV nối cấp Đông Anh.
– Lưới điện cao thế: Di chuyển, hạ ngầm tuyến điện 110kV trên không cắt qua khu đất lập quy hoạch. Trước mắt phải đảm bảo hành lang an toàn theo quy định.
– Lưới điện trung thế:
– Bố trí các tuyến cáp ngầm 22kV dọc theo các tuyến đường quy hoạch đến cấp nguồn cho các trạm biến áp hạ thế và kết nối đồng bộ với lưới điện trung thế 22kV xung quanh theo quy hoạch. Ưu tiên sử dụng cáp ngầm để đảm bảo an toàn điện và mỹ quan.
+ Các tuyến trung thế 22kV có thể được thiết kế trên cơ sở mạch vòng khép kín, vận hành hở hoặc cũng có thể sử dụng mạch hình tỉa, hoặc kết hợp giữa mạch vòng và mạch hình tia. Việc lựa chọn sơ đồ mạch cho hệ thống trung thế sẽ được xác định trong giai đoạn tiếp sau trên cơ sở yêu cầu an toàn cấp điện của lưới điện và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.
– Bố trí các trạm biến áp hạ thế 22/0,4kV: Xây dựng mới các trạm biến áp hạ thể 22/0,4kV cùng với việc cải tạo, nâng công suất các trạm biến áp hiện có phục vụ cấp điện các phụ tải trong khu đất lập quy hoạch; Ưu tiên bố trí trạm trên hè, lựa chọn kiểu trạm trụ thép đơn thân có kích thước chiếm đất khoảng 1,5×1,5m, cao khoảng 3m; Bán kính phục vụ không quá 500m.
– Lưới điện hạ thế sinh hoạt và động lực:
+ Thiết kế các tuyến cáp hạ thế 0,4kV đến các tủ điện.
+ Đối với các phụ tải nằm sâu trong ngõ xóm, không đủ không gian để bố trícác tủ hạ thế đặt trên bệ bê tông, cho phép kế thừa các cột điện treo tủ công tơ hiện trạng (có cải tạo di chuyển đề không cân trở giao thông, nếu cần). Các cột này kết hợp treo tủ công tơ, đèn chiếu sáng, tù chia cáp viễn thông… Cáp điện hạ thế 0,4kV vẫn phải bố trí đi ngầm đến chân cột rồi mới luồn ống lên từ công tơ.
– Lưới điện hạ thế chiếu sáng đường giao thông:
+ Cáp chiếu sáng đường giao thông được bố trí đi ngầm trên hè hoặc bố tríchôn ngầm dọc theo ngõ xóm kết hợp với các loại cáp khác (cáp 0,4kV sinh hoạt, cáp viễn thông…).
– Đối với các tuyến ngõ xóm không có hè, không có không gian bố trí cột đèn chiếu sáng, đèn chiếu sáng sẽ được bố trí trên cột treo tủ điện công tơ. Cáp chiếu sáng đi ngầm dưới lòng đường từ tủ điều khiển đến, luồn ống ôm cột lên đèn.
* Quy hoạch Thông tin liên lạc
– Bưu chính: Dịch vụ bưu chính (chuyển phát bưu phẩm, hàng hóa, thư tay…) sẽ được phục vụ bởi Bưu điện xã Liên Hà cách vị trí khu đất khoảng 200m về phía Đông.
– Viễn thông hữu tuyến:
+ Bố trí 01 tổng đài vệ tinh (bố trí tại khu vực UBND xã hoặc điểm Bưu điện – Văn hóa xã Liên Hà) thu phát tín hiệu thông tin liên lạc cho toàn xã, bán kính phục vụ khoảng 5km. Quy mô dung lượng của tổng đài được tính toán trên cơ sở tổng nhu cầu dung lượng của tất cả các điểm dân cư trong toàn xã.
+ Xây dựng mới các tủ cáp thuê bao phân phối tín hiệu cho các phụ tải. Các tủ cáp dự kiến được bố trí kết hợp với các trạm biến áp 22/0,4kV, bán kính phục vụ không quá 500m.
– Viễn thông vô tuyến: Bao gồm các trạm phát sóng BTS, dự kiến bố trí trong các ô đất cây xanh, đất công cộng. Quy mô, công suất các trạm này sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn thiết kế tiếp theo.
* Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
**Thoát nước thải:
Nguồn xả: Khu vực lập quy hoạch thuộc lưu vực trạm xử lý nước thải tập trung của xã. Để đảm vệ sinh môi trường, đề xuất sớm xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ phục vụ cho các khu dân cư thuộc xã Liên Hà.
Giải pháp thiết kế:
+ Khu vực nghiên cứu đa phần là khu dân cư làng xóm lâu đười đang sửdụng hệ thống thoát nước chung. Do đó, đề xuất hệ thống thoát nước thải được thiết kế là hệ thống thoát nước nửa riêng.
+ Theo Quy hoạch chung xã Liên Hà, tỷ lệ 1/5000 (phần diện tích đất không thuộc khu vực đô thị): nước thải của khu vực nghiên cứu được thu gom về trạm xử lý nước thải cục bộ số 1 (công suất khoảng 6.100 m3/ngđ, diện tích khoảng lha), nằm ở phía Nam thôn Hà Hương.
– Đồ án bố trí 16 giếng tách nước thải. Kích thước, cao độ chi tiết của giếng tách sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn nghiên cứu tiếp sau.
** Vệ sinh môi trường:
– Quản lý chất thải rắn:
+ Phân loại rác: Để thuận tiện trong thu gom, vận chuyển và tái sử dụng cần phải được phân loại chất thải rắn ngay từ nơi thải ra. Chất thải rắn thải thông thưởng từ các nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính: nhóm các chất có thể thu hồi tái sử dụng, tái chế và nhóm các chất phải xử lý chôn lấp hoặc tiêu huỷ theo quy định.
+ Phương thức thu gom:
++ Đối với khu vực xây dựng nhà thấp tầng: Rác thải sinh hoạt được thu gom trực tiếp bằng xe đẩy tay, xe cơ giới theo giờ cố định hoặc thu gom vào các thùng rác kín dung tích tối thiểu là 100 lít và không lớn hơn 700 lít. Số lượng, vị trí các thùng và công ten nơ chứa rác được tính toán theo bản kính phục vụ khoảng 100m/thùng. Rác sinh hoạt được thu gom và vận chuyển hàng ngày đến nơi xử lý rác quy định của Thành phố.
++ Đối với khu vực trung tâm hành chính, nhà văn hóa, trạm y tế: chất thải rắn thải được thu gom và vận chuyển thông qua hợp đồng trực tiếp với đơn vị chức năng.
+ Với các nơi công cộng như khu vực di tích, nhà văn hóa, đường trục chính, cây xanh… đặt các thùng chất thải rắn nhỏ có nắp kín dung tích tối thiểu là 100lít và không lớn hơn 1m3, khoảng cách 100m/thùng.
+ Trong khu vực nghiên cứu bố trí 02 điểm tập trung chất thải rắn ở khu vực đất có ký hiệu Thể dục thể thao (TDTT-2) và ô đất có ký hiệu CX-36 với diện tích khoảng 50m2.
**Nhà vệ sinh công cộng:
Được xác định theo quy định về quản lý bùn cặn và nhà vệ sinh công cộng trong quy chuẩn xây dựng đô thị:
– Trên các trục phố chính, các khu thương mại, khu công viên, các bãi đỗ xe và các nơi công cộng khác phải bố trí nhà vệ sinh công cộng.
– Nước thái của các nhà vệ sinh công cộng được thu gom theo hệ thống thoát nước thải riêng và chất thải phải được xử lý tại chỗ đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định về quản lý chất thải rắn.
– Dự kiến bố trí 05 vị trí xây dựng nhà vệ sinh công cộng trong các khu đất có kí hiệu cây xanh đơn vị ở TDTT-2, CX-36, CX-17, CX-34 và bãi đỗ xe P-1. Quy mô cụ thể sẽ được xây dựng trong các giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng.
** Nghĩa trang:
-An táng của khu vực sẽ được đưa về nghĩa trang tập trung của thành phố (Nghĩa trang Yên Kỳ).
* Đánh giá môi trường chiến lược
– Thực hiện dự án phải tuân thủ quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về bảo vệ môi trường.
– Phải có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
– Nâng cao nhận thức người dân trong việc khai thác sử dụng các hoạt động đô thị theo hướng văn minh hiện đại.
** Quy hoạch xây dựng ngầm đô thị
– Dọc theo các trục đường giao thông xây dựng các tuyến cống thoát nước, ống cấp nước phân phối, hệ thống cáp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc…
– Quy mô xây dựng tầng hầm sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn lập dự án đầu tư, tuân thủ các quy định về không gian ngầm; theo Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 08/4/2022 phù hợp với nhu cầu sử dụng của dự án và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
6. Quy định quản lý theo quy hoạch chi tiết xây dựng
Trên cơ sở phân loại các dự án đầu tư, việc quản lý quy hoạch xây dựng được thực hiện theo từng dự án. Trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án phải tuân thủ các quy định của đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt về kiến trúc quy hoạch như: quy mô công trình, mật độ xây dựng, tầng cao công trình, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng… và các quy định quản lý kèm theo đồ án này.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Trưởng phòng Quản lý đô thị chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xác nhận hồ sơ, bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu vực dân cư khu vực thôn Hà Hương, Hà Lỗ, Thù Lỗ, Hà Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh phù hợp với Quyết định này.
-UBND xã Liên Hà chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đô thị huyện Đông Anh tiếp nhận hồ sơ, tổ chức công bố công khai Quy hoạch chi tiết được duyệt đề các tổ chức, cơ quan có liên quan và nhân dân được biết, thực hiện, lưu trữ hồ sơ đồ án theo quy định.
-Chủ tịch UBND xã Liên Hà, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Đông Anh, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị Huyện có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, quân lý, giám sát xây dựng theo quy hoạch, xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
-Các phòng, ban ngành, đơn vị liên quan triển khai và phối hợp thực hiện theo đúng Quy hoạch chi tiết xây dựng được UBND Huyện phê duyệt, tuân thủ quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng HĐND và UBND Huyện, Trưởng các phòng: Tài chính -Kế hoạch, Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế, Văn hóa và thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao Đông Anh; Đội trưởng đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị Huyện; Chủ tịch UBND xã Liên Hà, Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./